1. Khái niệm:
Loãng xương là một bệnh về xương khớp thường gặp ở người trung niên, trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn
Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương, bên trong xương của chúng ta có những khoảng nhỏ, giống như tổ ong. Loãng xương làm tăng kích thước của những khoảng trống này, khiến xương mất sức mạnh và mật độ. Ngoài ra, bên ngoài xương phát triển yếu và mỏng hơn. Những người bị loãng xương có nguy cơ cao bị gãy xương khi thực hiện các hoạt động thường ngày như đứng hoặc đi bộ. Các xương thường bị ảnh hưởng nhất là xương sườn, hông, xương cổ tay và xương sống.
2. Các triệu chứng loãng xương
– Tụt nướu (tụt lợi)
– Sức mạnh tay nắm yếu
– Móng tay yếu và dễ gãy
– Đau lưng do gãy hoặc xẹp đốt sống
– Mất chiều cao theo thời gian
– Tư thế khom lưng
– Xương dễ gãy hơn
Đối với những người ở lứa tuổi trung niên, loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,…
3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh loãng xương
Yếu tố tuổi và giới tính: Càng lớn tuổi, khả năng hấp thụ canxi và khoáng chất của cơ thể càng kém dần, dẫn đến xương bị thiếu nguồn dinh dưỡng phục vụ quá trình tái tạo. Nếu không được bổ sung dinh dưỡng kịp thời sẽ dẫn đến bệnh loãng xương.
Bên cạnh đó, nữ giới có nguy cơ bị loãng xương cao hơn nam giới. Nguyên nhân là do xương của phụ nữ có xu hướng nhỏ và nhẹ hơn nam giới nên khối lượng xương thấp hơn, dễ mắc bệnh loãng xương hơn. Mãn kinh là một yếu tố nguy cơ chính khác, xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi từ 45 đến 55. Do sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone, hai loại hormone nữ phổ biến này giúp giữ cho xương chắc khỏe, thời kỳ mãn kinh có thể khiến cơ thể sản xuất 2 nồng độ hormone này ít hơn khiến cơ thể phụ nữ mất xương nhanh hơn. Đàn ông ở độ tuổi này cũng gặp tình trạng mất xương, nhưng với tốc độ chậm hơn phụ nữ. Tuy nhiên, khi bước vào độ tuổi từ 65 đến 70, tỷ lệ mất xương ở phụ nữ và nam là như nhau.
– Lối sống sinh hoạt không hợp lý, ít vận động: Một số thói quen không lành mạnh có thể là nguyên nhân gây thúc đẩy loãng xương, bao gồm: Lười vận động, lạm dụng rượu, bia, hút thuốc lá. Những thói quen này đều ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể và làm chậm quá trình sản xuất xương mới nên xảy ra loãng xương.
– Thường xuyên mang vác các vật nặng, lao động vất vả
– Có chế độ dinh dưỡng thiếu canxi: Canxi cần thiết cho sự phát triển và duy trì xương chắc khỏe, do vậy thiếu hụt canxi sẽ dẫn đến loãng xương. Lượng canxi cho quá trình tạo xương lúc trẻ không được bổ sung đầy đủ, dẫn đến việc khi về già, cùng với sự lão hóa, quá trình tạo xương giảm xuống và quá trình hủy xương diễn ra nhanh, mạnh khiến cho mật độ xương giảm sút, làm cho xương giòn và yếu, giảm sức chịu lực và dễ gãy hơn.
Bên cạnh đó, nhiều yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh loãng xương, bao gồm:
– Dùng viên nén steroid liều cao trong hơn 3 tháng
– Các tình trạng y tế khác – chẳng hạn như tình trạng viêm nhiễm, tình trạng liên quan đến hormone hoặc các vấn đề kém hấp thu
– Tiền sử gia đình bị loãng xương, đặc biệt là cha mẹ bị gãy xương hông
– Sử dụng lâu dài một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến sức mạnh của xương hoặc nồng độ hormone, chẳng hạn như thuốc viên chống estrogen mà nhiều phụ nữ dùng sau khi bị ung thư vú
– Bị hoặc đã từng mắc chứng rối loạn ăn uống như chán ăn hoặc ăn vô độ
– Có chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp.
4. Hậu quả của loãng xương
Hậu quả nguy hiểm nhất của loãng xương là rạn xương, nứt xương hoặc gãy xương
Bệnh nhân loãng xương còn tăng nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch, biến chứng hô hấp, viêm phổi,… do phải thường xuyên nhập viện điều trị, do phải bất động vì nứt xương, gãy xương.
Một số biến chứng nguy hiểm khác của loãng xương là gãy lún cột sống, cong xương, cong ống chân, cong vẹo cột sống, giảm chiều cao.
5. Phòng ngừa loãng xương
– Nhận được lượng canxi và vitamin D được khuyến nghị hàng ngày
– Tập các bài tập chịu trọng lượng: Tập thể dục có thể giúp cơ thể tái tạo xương chắc khỏe và làm chậm quá trình loãng xương. Bạn nên tập thể dục thường xuyên lúc còn trẻ để ngăn ngừa bệnh loãng xương khi về già.
Rèn luyện thể lực giúp tăng cường cơ và xương trên cánh tay cũng như trên xương sống. Các bài tập chịu sức nặng như đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang, trượt ván, trượt tuyết cũng là sự lựa chọn tuyệt vời. Bạn nên tập thể dục ít nhất 3-4 giờ mỗi tuần.
– Ngừng hút thuốc: Lý do bạn nên bỏ thuốc lá khá đơn giản: những phụ nữ hút thuốc thường có mật độ xương thấp hơn những người không hút thuốc. Hút thuốc lá cũng khiến bạn dễ gãy xương hơn.
👉 👉Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ hotline 714 855 5456 hoặc website www.fuzichair.com của FUZI MASSAGE để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí nhé!