Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp (RA) là một rối loạn tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các mô khỏe mạnh của cơ thể. Theo các chuyên gia khoa xương khớp, bệnh thường ảnh hưởng ở cả hai bên khớp của cơ thể. Chẳng hạn, nếu một trong hai khớp ở chân hoặc tay bị viêm khớp dạng thấp, khả năng khớp tương tự ở chân hoặc tay kia cũng có nguy cơ mắc bệnh khá cao.
Đây cũng được xem là cách cách giúp phân biệt giữa bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh viêm đau khớp. Viêm khớp dạng thấp khi khởi phát, bệnh không chỉ gây đau nhức và tổn thương các khớp xương trên cơ thể mà còn ảnh hưởng xấu đến nhiều cơ quan khác trên cơ thể như phổi, mắt, mạch máu và tim,… Chưa kể đến, bệnh nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây hỏng khớp, làm tăng nguy cơ tàn phế. Vì vậy, để ngăn ngừa biến chứng xuất hiện, bệnh nhân cần thăm khám, chẩn đoán và điều trị ngay từ khi nhận biết dấu hiệu bệnh đầu tiên.
Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp hình thành khi hệ thống miễn dịch tấn công lớp màng bao quanh khớp dẫn đến viêm. Mặc dù cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến vấn đề này nhưng họ cho rằng, yếu tố di truyền được xem là nhân tố góp phần thúc đẩy bệnh bùng phát. Ngoài ra, tác nhân môi trường như vi khuẩn, vi rút cũng có thể là căn nguyên gây bệnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh mãn tính, có diễn biến phức tạp và thường để lại di chứng nặng nề nếu không phát hiện và chữa trị sớm. Vì vậy, để làm chậm sự phát triển và ngăn ngừa bệnh gây biến chứng, đầu tiên bệnh nhân cần tìm hiểu và nắm rõ dấu hiệu nhận biết bệnh. Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp điển hình như:
– Đau và sưng khớp: Một trong những dấu hiệu nhận biết phổ biến của bệnh viêm khớp dạng thấp là đau và sưng khớp. Các khớp viêm có thể bị sưng đau và nóng quanh khớp nhưng ít thấy đỏ tấy. Khớp thường bị đau nhức nhiều khi người bệnh vận động hoặc sờ nắn. Thông thường, sưng khớp thường kèm theo triệu chứng của tràn dịch khớp, thoái hóa khớp. Khi mới hình thành, triệu chứng đau và sưng khớp có thể xuất hiện ở một khớp và không đối xứng như khớp gối. Tuy nhiên, theo thời gian phát triển vài tuần đến vài tháng, chúng chuyển thành viêm nhiều khớp, có tính chất đối xứng như khớp cổ tay, khớp ngón tay, bàn tay hoặc cổ chân, vai, háng,…
– Cứng khớp: Viêm khớp dạng thấp thường gây mất sụn. Theo thời gian, phần sụn bị bào mòn sẽ lộ ra phần xương dưới sụn khiến tình trạng viêm ngày càng nghiêm trọng hơn. Khi đó, ngoại trừ triệu chứng sưng tấy và đau nhức dữ dội, bệnh còn gây co cứng khớp. Hầu hết trường hợp bị cứng khớp thường gặp vào buổi sáng sau khi thức dậy.
– Triệu chứng khác: Ở giai đoạn nặng, bệnh có thể xuất hiện triệu chứng biến dạng khớp (teo cơ), mất dần chức năng vận động, rối loạn vận động phía xương quay của bàn tay hoặc sưng cổ tay phía mu bàn tay, nổi nhọt ở chân, sốt cao,…
Yếu tố nguy cơ tăng khả năng mắc viêm khớp dạng thấp
– Giới tính: Phụ nữ có khả năng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn nam giới.
– Tuổi tác: Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng thường gặp ở độ tuổi trung niên. Từ 40 – 55 tuổi trở lên.
– Thường xuyên hút thuốc lá: Khói thuốc lá chứa nhiều hoạt chất hóa học độc hại có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Đặc biệt, ở những đối tượng mắc viêm khớp dạng thấp nếu sử dụng thuốc lá, triệu chứng bệnh sẽ ngày càng tồi tệ hơn.
– Thừa cân, béo phì: Những người thừa cân hoặc có cân nặng vượt mức quy định thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người có trọng lượng cơ thể ổn định.
Nguồn youtube CTCH Tâm Anh: https://www.youtube.com/watch?v=O-KNEOEq5SE
👉👉 Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ hotline 714 855 5456 hoặc website www.fuzichair.com của FUZI MASSAGE để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí nhé!