1. Căng thẳng, kẻ thù của tiêu hóa
Bộ não và đường tiêu hóa có tác động qua lại lẫn nhau, cái này ảnh hưởng đến cái kia và ngược lại. “Hai cơ quan này liên thông với nhau trước hết thông qua hệ thống thần kinh thực vật được đại diện bởi hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm (đặc biệt là dây thần kinh phế vị). Chúng ta đang nói về trục ruột-não, hoạt động theo cả hai hướng”, giáo sư Bruno Bonaz, bác sĩ tiêu hóa và cựu giám đốc của nhóm căng thẳng và tương tác thần kinh-tiêu hóa tại Viện Khoa học Thần kinh Grenoble (Pháp) giải thích.
2. Các loại thực phẩm nên tránh khi đang bị căng thẳng
2.1. Đồ ăn ngọt
Bạn vẫn nghĩ ăn đồ ngọt vào để thư giãn, không phải vậy. Tiêu thụ đường làm tăng mức cortisol: Lượng đường trong máu tăng lên và cơ thể sản xuất nhiều cortisol hơn để cân bằng mức này. Trong khi đó, khi bị căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều cortisol hơn. Để giảm căng thẳng, tốt hơn là bạn nên tiêu thụ ít thức ăn có đường hơn.
2.2. Cà phê
Caffeine làm tăng sản xuất hormon căng thẳng cortisol. Chất này kích thích vỏ thượng thận, sau đó sẽ tiết ra nhiều cortisol hơn. Tốt hơn là tránh tiêu thụ quá nhiều cà phê trong trường hợp căng thẳng mạn tính.
2.3. Nước ngọt dành cho người ăn kiêng
Một nghiên cứu cho thấy nước ngọt có chứa chất tạo ngọt làm tăng mức cortisol nhiều hơn so với đồ uống có đường.
2.4. Khoai tây chiên
Bạn có cảm thấy như gói khoai tây chiên giòn nhỏ đang tiếp thêm năng lượng cho bạn không? Trên thực tế, hiệu ứng này chỉ là tạm thời và sẽ biến mất nhanh chóng, gây ra một loại hiệu ứng phục hồi căng thẳng.
2.5. Đồ uống có cồn
Uống rượu, bia thường xuyên và quá nhiều làm tăng lo lắng và buồn bã bởi việc giảm serotonin và tăng tiết cortisol, làm tăng căng thẳng.
2.6. Đồ chiên rán
Theo các nhà nghiên cứu Anh, một chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn (đồ chiên, bánh mì trắng, món tráng miệng ngọt, thịt chế biến sẵn…) sẽ làm tăng 58% nguy cơ bị căng thẳng và trầm cảm. Chất béo là chất dinh dưỡng gây căng thẳng.
2.7. Thức ăn quá mặn
Việc tiêu thụ thức ăn quá mặn không được khuyến khích trong trường hợp căng thẳng. Lượng muối dư thừa thúc đẩy sự mất canxi và giữ nước trong các mô, điều này làm tăng tác dụng phụ của cortisol. Tránh ướp muối thực phẩm trước khi nếm và cẩn thận với đồ ăn sẵn, khoai tây chiên, khoai tây chiên giòn, sốt mayonnaise, mù tạt, những thức ăn có hàm lượng muối rất cao.
2.8. Thực phẩm giàu chất béo bão hòa
Tránh thực phẩm giàu chất béo bão hòa (trứng, pho mai, bơ…) là những chất dinh dưỡng gây căng thẳng và thử thách các cơ chế điều hòa của cơ thể. Những chất béo bão hòa này làm tăng căng thẳng.
2.9. Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao
Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao bao gồm các sản phẩm chứa nhiều đường và tinh bột tinh chế như ngũ cốc và bột trắng (bánh mì trắng, bánh ngọt, ngũ cốc ăn sáng), gạo trắng, đường trắng, khoai tây… Chúng làm tăng nhanh lượng đường trong máu và do đó sự tiết cortisol và căng thẳng.
👉👉Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ hotline 714 855 5456 hoặc website www.fuzichair.com của FUZI MASSAGE để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí nhé!
Nguồn: suckhoedoisong